Bút kiểm tra độ tinh khiết của nước
Chiếc bút Xiaomi TDS giúp người sử dụng có thể đo được chỉ số tạp chất có trong nước ăn uống sinh hoạt hàng ngày, từ các thông số mà chiếc bút TDS này cũng cấp thì người sử dụng có thể dễ dàng nhận biết được đây là nguồn nước thuộc loại nước nào và có thể sử dụng được không. Như vậy với chiếc bút này trong tay thì bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể dễ dàng chọn lựa nguồn nước nào là tốt nhất để sử dụng cho bản thân và những người thân yêu của mình.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nó trong các ứng dụng lọc nước, điều tiết nước thải, nuôi trồng thủy sản, trông cây trong nước, nuôi cá cảnh,...
Chức năng thông minh tự động tắt: máy đo tự động tắt sau 2 phút không sử dụng, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ và kéo dài thời gian sử dụng pin
Hiển thị: Màn hình LCD lớn và dễ đọc
Phạm vi đo: 0-9990 ppm
Trong lượng: 27.4g
Màu sắc: trắng sáng bóng
Hàng chính hãng Xiaomi (Nguyên hộp)
* Cách đọc thông số hiển thị trên màn hình LCD của bút TDS để hiểu về chất lượng nước:
0-9(ppm): nước sạch (nước máy lọc nước:Kangaroo, RO,...)
10-60(ppm): nước suối trên núi, nước khoáng
60-100(ppm): Nước tinh khiết
100-300(ppm): Nước máy
Trên 300(ppm): Nước bẩn
TDS là gì?
Chỉ số TDS: Total Dissolved Solids - là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hoà tan, tổng số các ion mang điện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định, thường được biểu thị bằng hàm số mi/L hoặc ppm (phần nghìn). TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch của nguồn nước.
TDS từ đâu ra?
Chất rắn hoà tan đang nói đến ở đây tồn tại dưới dạng các ion âm và ion dương. Do nước luôn có tính hoà tan rất cao nên nó thường có xu hướng lấy các ion từ các vật mà nó tiếp xúc. Ví dụ, khi chảy ngầm trong lòng nói đá, nước sẽ lấy các ion Can-xi, các khoáng chất. Khi chảy trong đường ống, nước sẽ lấy các ion kim loại trên bề mặt đường ống, như sắt, đồng, chì (ống nhựa).
Quan hệ giữa TDS và sự tinh khiết
Theo các quy định hiện hành của WHO, US EPA, và cả Việt Nam, TDS không được vượt quá 500mg/l đối với nước ăn uống và không vượt quá 1000mg/l đối với nước sinh hoạt
TDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng sạch (nếu quá nhỏ thì gần như không còn khoáng chất). Một số ứng dụng trong ngành sản xuất điện tử yêu cầu TDS không vượt quá 5.
Tuy nhiên, điều ngược lại không phải luôn đúng. Nguồn nước có TDS cao chưa chắc đã không an toàn, có thể do nó chứa nhiều ion có lợi. Các loại nước khoáng thường không bị giới hạn về TDS.
Nước lọc qua màng ro đã bổ sung khoáng chất thường có TDS từ: 235 – 250
Để kiểm tra chỉ số TDS sau khi qua máy lọc R.O, bạn có thể kiểm tra tại 2 vị trí: vị trí 1: lấy nước tại bình áp (là nước ngay sau khi đi qua màng R.O) và vị trí 2: tại vòi nước tinh khiết. Sự chênh lệch về chỉ số đo TDS giữa 2 vị trí chính là do nước đã được bổ sung thêm khoáng chất có lợi cho cơ thể.
Khi nào cần giảm TDS
Khi đo thấy chỉ số TDS cao, cần tiếp tục phân tích mẫu nước để xác định thành phần các ion chủ yếu và đối chiếu với các ứng dụng thực tế để quyết định có cần giảm TDS hay không.
Ví dụ đối với nước dùng cho nồi hơi, nước cho máy giặt công nghiệp phải không có các ion can-xi, ma-giê, tránh tình trạng nổ lò hơi hoặc giảm tuổi tho máy giặt… Nếu TDS cao do nhiều ion can-xi, magiê, bắt buộc phải loại bỏ hết …
Đối với nước khoáng, cũng cần xác định thành phần khoáng để có biện pháp lựa chọn giữ lại hoặc giảm bớt.
Các phương pháp giảm TDS
Khi biết thành phần chính của TDS sẽ có thể áp những phương pháp thích hợp:
- Trao đổi ion
- Khử ion
- Thẩm thấu ngược (Công nghệ lọc R.O)
- Chưng cất